Chú thích Đội Quyên

  1. Tên đề mục ở đây không ghi theo tên thật, vì Đội Quyên là tên phổ biến và là tên đường ở thành phố Vinh.
  2. 1 2 3 Theo 284 anh hùng hào kiệt của Việt Nam (tập 3).
  3. Sách Lịch sử Nghệ Tĩnh cho biết: Trước đây, thực dân Pháp tung tin Phan Đình Phùng mất vì bệnh kiết lỵ, nhưng căn cứ theo bức công điện của Khâm sứ Trung Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương, thì ông đã hy sinh anh dũng (dẫn theo Định Xuân Lâm - Nguyễn văn Khánh - Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, tr. 84). Sách Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (tập 4, Nhà xuất bản Trẻ, 2007, tr. 295) do nhóm Nhân văn Trẻ biên soạn cũng ghi tương tự.
  4. Ngô Quảng (1858 - 1928), hiệu: Thần Sơn, người làng Tam Đa, xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia phong trào Cần Vương, là bộ tướng của thủ lĩnh Phan Đình Phùng, được cử làm chỉ huy quân thứ Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cùng với Hà Văn Mỹ. Sau khi khởi nghĩa Hương Khê bị quân Pháp đánh dẹp, Ngô Quảng tham gia Duy Tân hội và sang Trung Quốc. Năm 1908, ông về nước, xây dựng căn cứ Bồ Lư ở Thanh Chương. Bị đàn áp, ông cùng gia đình trốn sang Thái Lan, gây cơ sở đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc hoạt động. Ông mất tại Thái Lan năm 1928. Nguồn: .
  5. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 393). Cũng theo sách này, Đội Quyên có theo Phan Bội Châu ra nước ngoài một thời gian, rồi về hoạt động ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, thông tin này không thấy có trong sách 284 anh hùng hào kiệt của Việt Nam và trong bài "Tự phê bình" (trong Phan Bội Châu niên biểu), nên tạm coi là "tồn nghi".
  6. Chép trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 394.